Nguyên nhân và phòng ngừa tiêu chảy cấp trẻ em
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, các triệu chứng thường gặp như đau bụng, khát nước, sốt cao, đi đại tiện nhiều lần… Khi gặp tình trạng này cha mẹ cần quan tâm và có biện pháp chăm sóc bé đúng cách. Dưới đây là nguyên nhân gây bệnh và cách phòng ngừa hiệu quả cho bé yêu.
Tiêu chảy cấp ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Đối với những trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm có thể mắc từ 1 – 3 đợt tiêu chảy. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy gặp dưới 2 tuổi và sống tại những nước đang phát triển. Nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều đợt trong năm đôi khi phải vào nhập viện làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của cha mẹ và tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Hàng năm có rất nhiều trẻ em phải nhập viện vì chứng tiêu chảy cấp. Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm có thể dẫn tới tình trạng tử vong ở trẻ nhỏ. Vì vậy các bậc phụ huynh cần có kiến thức về chứng bệnh này để phòng và có biện pháp xử lý hiệu quả.
Nguyên nhân, triệu chứng tiêu chảy cấp
Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ
Trẻ bị tiêu chảy cấp là vì nhiễm trùng đường ruột. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh ví dụ như ăn đồ ôi thiu, nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm.
Ngoài ra cũng có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau đi đi vệ sinh. Một chế độ ăn uống không hợp lý và mất cân bằng cũng có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy cấp.
Triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ
Một số triệu chứng ở trẻ khi bị tiêu chảy cấp:
- Trẻ đau bụng
- Đi đại tiện nhiều lần
- Sốt cao, vã mồ hôi
- Khát nước
Tiêu chảy khá nguy hiểm ở trẻ nhỏ vì gây ra tình trạng mất nước của cơ thể. Khi thấy trẻ có những triệu chứng trên gia đình cần điều trị ngay, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất quá nhiều nước và nhiễm trùng đường ruột.
Xử lý thế nào khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhẹ cần cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất của cơ thể.
Cho trẻ ăn nhiều hơn, vì nếu ăn ít hoặc bú ít có thể làm trẻ bị sút cân kèm theo chức năng hồi phục của đường ruột cũng tiến triển chậm hơn.
Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đau bụng quằn quại, sốt cao, đại tiện ra máu…nên cho trẻ đến phòng y tế gần nhất để điều trị.
Biện pháp phòng ngừa tiêu chảy cấp
Hiện tượng tiêu chảy cấp rất dễ mắc phải và chúng ta cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày của bé đặc biệt là chế độ ăn uống hợp lí đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt trong thời tiết nắng nóng của mùa hè, càng nguy cơ cao mắcbệnh tiêu chảy cấp.
Nếu tiêu chảy do ăn một hay nhiều thức ăn mới hoặc do dùng thuốc kháng sinh thì thường ở dạng nhẹ Cách phòng ngừa là, nên cho trẻ ăn từng ít một thức ăn mới để cơ thể trẻ quen dần, rồi sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Nên cho trẻ ăn thức ăn mới nấu.
Bổ sung sữa chua cho bé hàng ngày
Đảm bảo vệ sinh ăn uống hàng ngày cho bé, sử dụng nguồn nước sạch để chế biến và tắm rửa cho bé hàng ngày. Bạn cũng không nên cho trẻ chơi ở những vũng nước, vòi nước, hồ nước công cộng, vì ở đó chứa nhiều vật ký sinh.
Văcxin phòng bệnh do virus rota: Một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở bé là do virus rota. Một loại văcxin mới có tác dụng ngăn ngừa virus gây bệnh. Văcxin phòng tiêu chảy dạng uống, uống 2-3 liều khi bé được 6 tháng tuổi.
Giữ gìn vệ sinh khi chế biến và cho trẻ ăn uống để vi khuẩn không xâm nhập và gây tiêu chảy cho bé
Cho trẻ bú sữa mẹ, vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa mẹ còn chứa kháng thể, giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu trẻ còn bú bình thì cần rửa sạch bình sữa, sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng 15 phút.
Nên có nhà vệ sinh và giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ, không nên phóng uế bừa bãi vì làm ô nhiễm môi trường
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi tiêu. Các bà mẹ khi chuẩn bị bữa ăn cho gia đình cũng nên rửa sạch tay.
Khi chế biến món ăn hoặc dọn bàn cần che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng và các tác nhân gây bệnh
Thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé và dạy trẻ cách giữ vệ sinh (dạy bé không đưa tay bẩn vào miệng, đưa đồ chơi vào miệng, rửa tay sạch sẽ sau khi bé đi vệ sinh hoặc được thay tã.)
Nếu trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ uống nhiều nước, nên sử dụng chất điện giải để bù nước. Nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, tránh trẻ bị nôn và đi tiêu nhiều. Nếu trẻ bị nặng như có một số triệu chứng: mắt trũng sâu, môi khô, sức khoẻ yếu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời và phục hồi sức khoẻ cho trẻ.
Lưu ý, khi trẻ bị tiêu chảy thức ăn hàng ngày của trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo để dễ tiêu hoá và hấp thụ…